Короткая

Khủng Hoảng Năng Lượng - Các Kịch Bản Có Thể Xảy Ra Với Dầu

Khủng hoảng năng lượng là tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế, dẫn đến phản ứng dây chuyền trên toàn cầu, tạo ra những bất ổn và khủng hoảng trên thế giới
Khủng hoảng giá dầu là thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho nền kinh tế
Chúng ta có thể xem lại các cuộc khủng hoảng trước đó như ở năm 1973 hay 2007
+ Khủng hoảng giá dầu năm 1973 do Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó
+ Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu
Vậy thời điểm này, có thể nói giá dầu đang gặp khủng hoảng chưa? Có rất nhiều nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao trong thời gian vừa rồi, nhưng nguyên nhân chủ yêu vẫn là sự chênh lệch của cung và cầu. Hiện tại,
+ Cung giảm mạnh là do:
OPEC giảm tăng sản lượng vào ngày 12/07/2021 chỉ tăng 400.000 thùng/ngày
Bão ODA là ảnh hưởng tới các nhà máy sản xuất dầu của Mỹ hiện chỉ còn 11.3 triệu thùng/ngày sao với 11.5 triệu thùng trước đó
Dự trữ dầu thế giới giảm mạnh.
+ Cầu tăng cao là do:
Nguồn cầu tăng đột biến do phục hồi kinh tế sau đại dịch
Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, giá than tăng cao
Thiếu hụt khí đốt tự nhiên ở các nước ( Nga, Nauy, …). khi mùa đông ở các nước Mỹ, Châu Âu bắt đầu kéo theo nhu cầu về khí đốt cũng tăng mạnh
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu năm 2021 tăng 5.5 triệu thùng/ngày, 2022 tăng 3.3 triệu thùng/ngày nâng tổng nhu cầu là 99.6 triệu thùng/ngày
Nếu có thể tăng nguồn cung để phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn trong thời gian này thì liệu giá dầu có hồi về mức 65$ - 70/thùng
Và Chúng ta sẽ có 3 kịch bản có thể xảy ra:
+ Kịch bản đầu tiên
Gía dầu tăng mạnh giống như cuộc khủng hoảng năm 2007 – 2008 khiến nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp có thể sẽ cắt giảm mạnh các hoạt động sản xuất hoặc đóng cửa, và cuối cũng sẽ dẫn đến một cuộc đại suy thoái kinh tế.
+ Kịch bản thứ 2
khả năng các ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất, và cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng, từ đó “hạ nhiệt” tốc độ tăng trưởng nói chung và cả hoạt động tiêu thụ năng lượng.
+ Kịch bản thứ 3
Ổn định giá dầu, Mỹ, Nga và các nước đồng minh Opec nhất trí nâng sản lượng dầu ra thị trường, đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế thế giới
Các công ty dầu đá phiến của Mỹ tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất
Cuộc họp OPEC ngày 04/11 sẽ giúp cải thiện nguồn cung hiện tại
Tổng thống Putin đang kêu gọi các nước nhất trí nâng cao sản lượng để bình ổn giá dầu
>> Trong 3 kịch bản thì kịch bản đầu tiên rất kho xảy ra, vì như vậy sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 và kéo theo đó là cuộc đại suy thoái toàn cầu.
Vì vậy, BBG nhận định giá dầu có thể quay dầu về mức 65$-70/thùng để đảm bảo sự vận hành và phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
Và cuối cùng, như câu nói của huyền thoại Warren Buffett: " Hãy sợ hãi khi người khác tham lam - Hãy tham lam khi người khác sợ hãi" là lời khuyên của BBG dành cho bạn.
OilTrend Analysis

Мои профили:

Отказ от ответственности