Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
MÃ CHỨNG KHOÁN: PVS
Trụ sở doanh nghiệp: Địa chỉ: Lầu 5, tòa nhà PetroVietnamTower, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
**** Điểm hấp dẫn nhà đầu tư
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 12/2022, EIA dự báo lượng dầu trong các kho dự trữ của thế giới trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm 200000 thùng mỗi ngày, trước khi tăng gần 700000 thùng mỗi ngày vào nửa cuối năm 2023. Giá dầu Brent dự kiến trung bình ở mức 92 USD/thùng trong năm 2023. PVS là doanh nghiệp thượng nguồn dầu khí trong nước nên giá cổ phiếu rất nhạy với diễn biến của giá dầu. Hệ số tương quan giữa giá cổ phiếu PVS và giá dầu Brent trong giai đoạn 2015-2022 là 0.83 cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của PVS và Brent.
Doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng gần 15% so với cùng kỳ lên hơn 11000 tỷ nhờ đóng góp chủ yếu của mảng M&C ( tăng hơn 16,5% so với cùng kỳ) và nó đến từ các dự án EPC đã giành được trong nửa cuối 2021. Ngoài ra PVS cũng sở hữu 8 căn cứ cảng với diện tích trên 360ha. Doanh thu cũng góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mảng này có biên lợi nhuận gộp cao nhất trong các mảng hoạt động của PVS, trung bình trên 20%.
Kỳ vọng vào các dự án trong tương lai của PVS. Cụ thể là trong bối cảnh khối lượng công việc tại các dự án dầu khí trong nước sụt giảm, vài năm gần đây PTSC đã tích cực tìm kiếm công việc ở thị trường nước ngoài, nổi bật là việc trúng thầu các gói EPCI2 thuộc Dự án Gallaf Batch 1, gói EPC05 (với tư cách tổng thầu), EPC06 (với tư cách là thầu phụ) thuộc Dự án Gallaf Batch 3, mỏ Al-Shaheen - mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất của Qatar. Đại dự án Lô B có tổng vốn đầu tư sơ bộ lên đến 27596 tỷ (1,19 tỷ USD). Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 9926 tỷ (428,2 triệu USD), vốn huy động 17670 tỷ (762,29 triệu USD). Đây được kỳ vọng sẽ hồi sinh ngành dịch vụ E&P của Việt Nam và PVS sẽ hưởng lợi lớn từ sự kiện này với tư cách là nhà thầu EPC.
Tình hình tài chính khá đảm bảo. Cụ thể là PVS sở hữu lượng tiền khá dồi dào khi chiếm hơn 20% tổng tài sản. Theo tiêu chuẩn quản trị rủi ro của S&P, các chỉ số chính bao gồm FFO/Debt, Debt/EBITDA và Debt/Capital đều đang nằm ở mức Minimal và duy trì ở mức này trong 3 năm gần nhất. Điều này cho thấy sức khỏe tài chính doanh nghiệp đang ở mức an toàn trong tình hình kinh tế có nhiều biến động khó lường như hiện nay. Xu hướng lãi suất tăng sẽ tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành Dầu khí trong thời gian tới. Với số dư tiền mặt ròng dồi dào hơn 8600 tỷ tại cuối quý 3 năm 2022 và nó sẽ hưởng lợi từ việc lãi suất tăng. Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi phục hồi chậm, thu nhập lãi ròng đóng góp vai trò quan trọng vào kết quả kinh doanh của PVS (giúp PVS vượt qua khó khăn tạm thời), tương đương 20,4% lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022 (khi lãi suất tăng mỗi 1% thì PVS có thể nhận thêm ~60 tỷ đồng thu nhập lãi ròng, tương đương ~5% lợi nhuận)
Dự án trọng điểm như Lô B hay Nam Du – U Minh sẽ được khởi công trong 2 năm tới, được thúc đẩy bởi môi trường giá dầu cao. Bên cạnh đó, luật Dầu khí sửa đổi vừa được thông qua hứa hẹn sẽ giúp thu hút đầu tư vào phân khúc thượng nguồn tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một khối lượng công việc rất lớn cho các nhà thầu EPC như PVS trong những năm tới
**** Điểm gây lo ngại cho nhà đầu tư
Lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm 2022 giảm gần 20% so với cùng kỳ (giảm 415 tỷ do tác động của việc biên lợi nhuận gộp mảng M&C sụt giảm bởi giá nguyên vật liệu tăng cao và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 9,1% so với cùng kỳ và kết quả là lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm nay chỉ hoàn thành một nửa dự phóng cả năm.
Dự án Lô B – Ô Môn được chờ đợi lâu nay, nhà máy điện Ô Môn III vẫn đang chờ phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn ODA. Do khung giá khí từ Lô B đã được phê duyệt từ năm 2016, việc trì hoãn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của kế hoạch ban đầu đối với các nhà máy hạ nguồn do lạm phát và đồng USD tăng giá. Cần có thời gian để sửa đổi kế hoạch và đệ trình Chính phủ. Đáng chú ý, theo một số nguồn tin trong ngành, dự án này có thể phải đối mặt với một sự gián đoạn khác khi nhà điều hành dự kiến sẽ cho đấu thầu lại gói thấu EPC giàn xử lý trung tâm ngoài khơi.
**** Định giá: 30121vnđ/cổ phiếu.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trên khung biểu đồ ngày (dữ liệu cập nhật đến hết phiên giao dịch thứ 6 ngày 23/12/2022 trên Tradingview) thấy rằng biên độ giá đang dao động trong khoảng các hệ đường giá trị (màu xanh). Trong đó có đường xu hướng giảm hiện tại đã bị phá vỡ và có vẻ như giá đang muốn kiểm tra lại đường này. Khá phù hợp bởi vì hiện tại giá cũng dang dao động dưới EMA 100. Hai đường KEY TEST màu đen được đỡ khi giá CÓ THỂ VỀ đó. Chúng ta có một đường giá cản (đường ngang màu đen) và cũng là đường quyết định sự tăng trưởng của PVS nếu như nó phá vỡ một cách thuyết phục. Mục tiêu giá được rải từ 32800-36600vnđ/cổ phiếu. Rủi ro khi giá phá qua đáy cũ (đường màu đỏ).
KẾT LUẬN
NOTE: Phân tích trên vào 12h00p ngày 24/12/2022 và đó là nhận định cá nhân, không phải khuyến nghị đầu tư. Tôi không chịu trách nhiệm trước hành vi của bạn đọc trên thị trường. Copy lại vui lòng ghi nguồn. Cảm ơn đã theo dõi và chúc may mắn.
Все виды контента, которые вы можете увидеть на TradingView, не являются финансовыми, инвестиционными, торговыми или любыми другими рекомендациями. Мы не предоставляем советы по покупке и продаже активов. Подробнее — в Условиях использования TradingView.