Chứng khoán thế giới đang trải qua 2 tháng đầu năm khó khăn khi gần như toàn bộ các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đèu đã giảm giá 10% - 20% trong 2 tháng đầu năm ( cá biệt có TTCK Nga giảm giá 60% so với đỉnh ). Điểm đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang vững vàng quanh vùng đỉnh ( chỉ cách đỉnh lịch sử 2% ) và điệp khúc " Vnindex sẽ tăng giá lên 1800, 1900 " là điệp khúc tôi được nghe nhiều nhất chỉ sau điệp khúc "thế giới không ảnh hưởng đến Việt Nam ". Nghe những đẹp lúc này làm tôi nhớ lại 15 năm về trước cuối 2007 đầu 2008 lúc đó cả thế giới đạt đỉnh và bước vào trên giảm giá nhưng điệp khúc " Khủng hoảng bên Mỹ, mình Việt Nam không liên quan gì " .Và đúng là không liên quan thật vì bên Mỹ Khủng hoảng nhưng Dow Jones chỉ giảm từ 14k3 về 6k5 ( giảm 54,5% ) nhưng Việt Nam mình giảm một mạch từ 1100 xuống 235 điiểm "giảm có 78.6%). Vậy có thực sự hiện tại TTCK Việt Nam rẻ và hấp dẫn đến vậy hay không : - Xét về cơ bản trong 2 năm 2020 và 2021 Việt Nam tăng trưởng GDP là 2,91% và 2,58% đây là một mức tăng trưởng rất tiêu cực đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khi GDP tăng trưởng thấp thì tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng cao hơn 12% năm 2020 và hơn 14% năm 2021 điều này có thể giải thích được vì sao quả bong bóng bất động sản + Chứng khoán được bơm căng và liên tục tạo sóng mà sóng sau luôn cao hơn, mạnh hơn và hung hãn hơn sóng trước. Một nền kinh tế mà " người người đi đầu cơ chứng khoán, nhà nhà đi buôn đất" không ai muốn bỏ tiền vào sản xuất hàng hóa thực đặt ra cho chúng ta câu hỏi " bao giờ mô hình ponzi đó sụp đổ ". Vậy có thực sự nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, lợi nhuận các doanh nghiệp đang tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ ? Thoáng nghe về con số báo cáo có thể thấy đó là một mức tăng trường thần kỳ vượt kỳ vọng. Phải chăng các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán không đại diện cho nền kinh tế thực đang bị tàn phá vì Covid 19 suốt 2 năm nay ? Nghe có cái gì sai sai ở đây ? nếu chúng ta lật lại lịch sử 10 năm trước khi 3 ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng nhà nước mua với giá 0 đồng thì không một ngân hàng nào báo cáo lỗ hết vốn chủ sở hữu ( thậm chí có ngân hàng chưa từng báo lỗ ) Vậy tại sao khi Ngân hàng nhà nước mua với giá 0 đồng thì mỗi ngân hàng lại cố số lỗ đến 10kx - 20kx . Phải chăng những số lỗ đến hàng tỷ USD đó tự nhiên mọc ra ? Không hề nhé. Như vậy có nghĩa là toàn bộ báo cáo lãi trước đó là lãi ảo lỗ thật. Hay như 2 năm gần đây các ngân hàng thi nhau báo lãi kỷ lục khi nền kinh tế khó khăn nhưng nếu soi kỹ chúng ta có thể thấy " Lãi dự thu " cũng liên tục tăng cao và nhanh hơn cả tốc độ lãi báo cáo. Ngoài một số ngân hàng có data khách hàng tốt, kiểm soát tín dụng chặt chẽ, có tài chính lành mạnh lãi thực còn lại đa số những con số báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần là số liệu không thực chất. Cá biệt có ngân hàng vốn điều lệ 29k mà lãi dự thu lên đến 75k nếu xét chính xác thì có lẽ ngân hàng này đã lỗ hết vốn chủ sở hưu từ lâu và còn lỗ âm đến 46k tiền gửi của khách hàng rồi. Đó là chưa kể đến thông tư 01/2020 và thông tư 14/2021 của ngân hàng nhà nước nhằm khoanh cho các doanh nghiệp không bị nhảy bậc nợ vào nợ xấu dẫn đến các ngân hàng không phải trích lập dự phòng nợ xấu " mà thực chất nhiều khoản nợ đã rất xấu " ... Xét một cách tổng thể yếu tố cơ bản của Việt Nam không đẹp như chúng ta vẫn đang tô vẽ. - Xét theo yếu tố dòng tiền : Năm 2020 và 2021 là 2 năm đỉnh cao của Dòng tiền đổ dòng vào TTCK . Dòng tiền của nhóm NĐT mới F0 đã càn quét mọi hang cùng ngõ hẻm tạo ra nhũng con sóng thần : từ sóng ngân hàng, thép, chứng khoán, Bds đến nhóm cổ phiếu giá trị thấp ( penny ). Tuy nhiên với việc NĐT nước ngoài rút ròng 1,05 tỷ USD năm 2020 và rút ròng 1,2 tỷ USD 2021 trong khi bán ròng 2,7 tỷ USD năm 2021 .Có vẻ như TTCK Việt Nam không thực sự hấp dẫn NĐT nước ngoài như chúng ta vẫn thường tung hô. Và đến thời điểm hiện tại có vẻ dòng tiên nội đã "trùng chân mỏi gối " khi liên tiếp 4 tháng liền Vnindex và Vn30 đi ngang trong biên độ hẹp mà theo các " chuyên gia chứng khoán " TT đang tích luỹ chờ bứt phá tăng giá nhưng cá nhân tôi không nghĩ vậy. Dòng tiền trong các quỹ đang có dấu hiệu bị rút ròng, các quỹ đầu tư đa phần đều dải ngân 90% - 95% danh mục là cổ phiếu ( cá biệt có những quỹ dải ngân trên 100% danh mục toàn cổ phiếu ), Margin trên TTCK đang hơn 200k tỷ đó là chưa kể margin ngoài danh mục ( hợp tác ba bên, bốn bên )... Vậy ai sẽ là người mua cuối cùng đẩy thị trường lên một tầm cao mới khi số đông những người đang hô hào thị trường tăng mạnh lại là những ngươi đã mua hết tiền và đang ôm đầy một bụng cổ phiếu với tiền vay Margin? Do đó việc Vnindex tăng trên dưới 20% như nhận định của các " chuyên gia chứng khoán " theo tôi là không khả thi. Tất nhiên với tiềm lực tài chính của mình nhóm cá mập hoàn toàn có thể tác động nhóm cổ phiếu trụ cột giúp VNindex vượt đỉnh 2% - 3% đủ để kích hoạt dòng tiền đang đứng ngoài chờ thời nhập cuộc đó sẽ là đỉnh chính thức của TTCK trong nhiều năm tới. - Xét theo PTKT thị trường sau 4 tháng liên tiếp đi ngang trong biên độ hẹp có thể nói đây không phải là nhịp tích luỹ chờ đi lên mà đó chính xác là quá trình kéo xả phân phối hàng của các tay to Cá Mập trên thị trường. Cả Vnindex và Vn30 đã có những tín hiệu Báo đỉnh cảnh báo đảo chiều khá rõ nét mà những ai từng học qua phân tích kỹ thuật đều có thể dễ dang nhìn thấy điều này " Chỉ những người cố tình không muốn tin nó là sự thật mà thôi ". Có thể nói quá trình phân phối đang đi đến hồi kết, Chứng khoán Việt Nam sẽ sớm theo chân các TTCK khác trên thế giới và một cú đảo chiều quay đầu xe bất ngờ sẽ sớm diễn ra trong tháng 3 này. Ghi chú : Đây là quan điểm của cá nhân tác giả giúp góp thêm góc nhìn cho NĐT có thể tránh được cảnh " kiếm tiền 2 năm đốt 2 tháng " , không khuyến nghị mua bán. Chúc quý đầu tư thành công !
Все виды контента, которые вы можете увидеть на TradingView, не являются финансовыми, инвестиционными, торговыми или любыми другими рекомендациями. Мы не предоставляем советы по покупке и продаже активов. Подробнее — в Условиях использования TradingView.