Vàng giữ xu hướng giảm chính khi GDP tăng và lạm phát nở rộng

Vàng đã có nhiều biến động trái chiều vào tuần trước khi ở giai đoạn đầu tuần Vàng đã tăng ở bởi thị trường chờ đợi dữ liệu GDP có thể sẽ cho thấy việc Fed tăng tốc lãi suất sẽ làm chậm tăng trưởng nền kinh tế, nhưng khi dữ liệu GDP tốt hơn dự kiến, kết hợp với lạm phát nở rộng đã khiến Vàng giảm nhanh chóng vào cuối tuần.

Về dữ liệu kinh tế
Thị trường sẽ rất chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào tuần tới, vì thị trường đã định giá lần tăng lãi suất lần thứ 4 của Fed gần như chắc chắn sẽ có thêm 75 điểm cơ bản vào thứ tư tới, trọng tâm chính sẽ là liệu Fed có giảm tốc độ tăng lãi suất sau tháng 11 hay không.
Nếu tốc độ tăng lãi suất chậm lại, nó sẽ tốt cho vàng và tạo ra áp lực đối với đồng Dollar Mỹ.
Tuy nhiên, chưa có gì đủ để thuyết phục rằng Fed sẽ sẵn sàng giảm bớt các nỗ lực thắt chặt của mình. Thị trường vẫn có khả năng nhận được dữ liệu lao động mạnh mẽ và báo cáo lạm phát tháng 11 đáng lo ngại.
Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 10 vào thứ Sáu tới. Nếu báo cáo mạnh hơn dự kiến, nó chắc chắn sẽ làm tăng kỳ vọng của thị trường về việc Fed tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ, điều này sẽ tạo lực đẩy cho đồng Dollar Mỹ dẫn đến áp lực lên Vàng và ngược lại.

Dữ liệu tuần tới
• Thứ Ba: PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ
• Thứ Tư: Việc làm phi nông nghiệp ADP của Hoa Kỳ, quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, cuộc họp báo của Powell
• Thứ Năm: Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh, tuyên bố thất nghiệp của Hoa Kỳ, PMI phi sản xuất ISM của Hoa Kỳ
• Thứ Sáu: Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ

Lạm phát nở rộng hơn tạo thêm áp lực cho Vàng
Ngoài việc dữ liệu GDP cho thấy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định mặc dù Fed có nhiều đợt tăng lãi suất mạnh trước đó, thì dữ liệu lạm phát được công bố vào thứ Sáu ngày 28 tháng 10 đã củng cố thêm việc Fed sẽ cần phải tăng tốc lãi suất hơn để kiềm chế lạm phát đang ngày càng nở rộng ở mức cao.

2 chỉ số lạm phát quan trọng được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chặt chẽ, Chỉ số chi phí việc làm/nhân công (ECI) và Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), tăng đều đặn, theo báo cáo công bố hôm thứ Sáu của Bộ Lao động Hoa Kỳ và Cục Kinh tế Hoa Kỳ, nhấn mạnh áp lực lạm phát tiếp tục sẽ khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất mạnh hơn trong thời gian tới.
• Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, chỉ số chi phí việc làm tăng 1,2% trong quý thứ III, giảm nhẹ so với quý trước, nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử. Chỉ số chi phí việc làm là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá về sự yếu kém/ mạnh mẽ của thị trường lao động và là một yếu tố dự báo lạm phát cốt lõi.
• Theo dữ liệu do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố cùng ngày, chỉ số giá PCE Lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng đã tăng 0,5% so với tháng trước trong tháng 9. Cục Phân tích Kinh tế cũng báo cáo thu nhập cá nhân tăng 0,4% trong tháng 9, cao hơn kỳ vọng giảm 0,1% xuống 0.3%. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân tăng 0,6%, cao hơn kỳ vọng tăng 0,4%.

USD phục hồi ngắn hạn kéo theo Lợi suất trái phiếu tạo áp lực tương quan
снимок
Mặc dù Dollar đã phục hồi sau loạt dữ liệu kinh tế ủng hộ hoạt động lãi suất mạnh mẽ của Fed kéo theo Lợi suất (US10Y) cố định trên 4%, nhưng trên biểu đồ kỹ thuật thì Chỉ số sức mạnh đồng Dollar (Dxy) vẫn chưa đạt được điều kiện thích hợp cho một đợt tăng giá quay trở lại xu hướng tăng.
Dxy đã quay trở lại để đóng cửa hàng ngày phía trên đường xu hướng tăng (a) nhưng nó chưa đủ để xác nhận khi đã có những phản ứng giảm sau khi tiếp cận đường trung bình EMA50 cùng Fibonacci thoái lui 0.50% điểm giá 111.250.
Để Dxy có thể đủ điều kiện kỹ thuật tăng giá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới nó cần duy trì trên mức 111.250 đã đề cập đến bạn đọc trước đó.
Một khi Dxy tiếp tục phá vỡ dưới đường xu hướng (a), nó có triển vọng giảm giá nhiều hơn nữa để kiểm tra lại mức 109.200 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.786% và hỗ trợ ngang từ đỉnh của tháng 7.

FedWatch
Dữ liệu FedWatch tool của CME cho thấy trong tháng 12 thì tỷ lệ 50 và 75 điểm cơ bản đang gần tương đương nhau với 44.9% cho 75 điểm cơ bản, 46.8% cho 50 điểm và 8.4% cho 25 điểm
Tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong thời gian qua cũng khiến thị trường trở nên lưỡng lự, nó có thể thay đổi và cung cấp dự báo xu hướng về việc tăng lãi suất lớn hoặc trung bình trong tháng 12 sau khi có thêm những dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố vào tuần tới.
Tỷ lệ lãi suất lớn cao hơn sẽ áp lực cho Vàng và ngược lại với tỷ lệ lãi suất nhỏ hơn, tuy nhiên chúng ta phải xem Fed sẽ có những bình luận gì vào cuộc họp lãi suất tháng 11.

Phân tích triển vọng kỹ thuật giá Vàng
Vàng đã giảm xuống kiểm tra lại mức hỗ trợ hàng tuần được lưu ý với bạn đọc tại 1.640USD/oz sau khi đạt mức cao tiếp cận đường xu hướng giảm dài hạn (2).
Như đã ghi chép trong các xuất bản thời gian qua thì miễn đường xu hướng (2) không bị phá vỡ với hoạt động giá phía dưới đường trung bình động 50 ngày thì mọi đợt tăng giá của Vàng nên được coi là một đợt điều chỉnh tăng kỹ thuật ngắn hạn.
Đóng cửa hàng tuần ở trên mức 1.640USD/oz là một tín hiệu cho thấy Vàng vẫn chưa thoát khỏi khu vực tích lũy với kháng cự gần nhất tại 1.660USD/oz và nhiều hơn tại đường xu hướng (2), cùng hỗ trợ gần tại 1.640USD/oz.
Một khi mức 1.640USD/oz bị mất, Vàng có triển vọng giảm giá nhiều hơn với mục tiêu ngắn hạn tại 1.620 – 1.615USD/oz.
Triển vọng kỹ thuật đối với Vàng ở giai đoạn đầu tuần tới là tiếp tục tích lũy với kháng cự gần tại 1.660USD/oz và hỗ trợ gần tại 1.640USD/oz, xu hướng chính vẫn là xu hướng giảm.

Sau cùng, chúc bạn đọc tuần làm việc mới nhiều thành công và hạnh phúc.

Отказ от ответственности